Ngôn ngữ
English Vietnamese
DANH MỤC SẢN PHẨM

Đóng vỏ thùng loa bằng gỗ gì? 5 loại gỗ đóng thùng loa phổ biến nhất

Tinh
Th 3 28/11/2023
Thùng loa là bộ phẩn quan trọng, giúp tạo nên một chiếc loa hoàn chỉnh. Vậy đóng vỏ thùng loa bằng gỗ gì để bảo quản an toàn, đồng thời cho ra âm thanh chất lượng nhất? Cùng TechSound Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây! 

1. Đóng vỏ thùng loa bằng gỗ có tác dụng gì? 

Hiện nay, các dòng loa như loa karaoke, loa sub, loa hội trường... đều sử dụng thùng loa bên ngoài, thông thường được làm bằng chất liệu gỗ vì chất lượng âm thanh tốt hơn và còn có các vai trò quan trọng như: 
  • Giúp loa có không gian cộng hưởng âm thanh 
  • Bao bọc và bảo vệ các linh kiện bên trong loa 
  • Trang trí, làm điểm nhấn cho không gian đặt loa thêm sang trọng và đẹp mắt 
  • Quyết định chất lượng âm thanh của loa phát ra có mạnh mẽ, đều đặn hay không 
Mặc dù, hiện nay có rất nhiều các vật liệu thay thế gỗ như kim loại, nhựa... nhưng không thể phủ nhận rằng chất lượng âm thanh không thể so bì với các loại thùng gỗ. 

Đóng vỏ thùng loa bằng gỗ giúp bảo quản thùng loa 

2. Top 11 loại gỗ đóng thùng loa tốt, phổ biến nhất hiện nay 

2.1. Gỗ NU 

Gỗ NU là loại gỗ có vân xoắn ở bướu to của một số cây gỗ quý, thường được khai thác làm vỏ loa. Tuy nhiên, giá cả của chất liệu này khá đắt đỏ, được liệt kê vào danh sách cao cấp nhất. 
 
Ưu điểm của gỗ NU:  
  • Khả năng cộng hưởng âm thanh cực kỳ tốt 
  • Âm thanh phát ra từ vỏ loa có nội lực và độ vang lớn, thích hợp hát karaoke 
  • Độ bền cao, không lo bị mối mọt xâm hại 
  • Tính thẩm mỹ cao, vân gỗ đẹp mang đến vẻ đẹp sang trọng cho căn phòng
Nhược điểm của gỗ NU 
  • Dễ bị cong vênh, nứt vỡ dưới tác động của độ ẩm và nước
  • Giá thành cao, lên đến vài triệu cho 1kg gỗ 

2.2. Gỗ mun

Gỗ mun có trọng lượng lớn, màu sắc không đa dạng. Tuy vậy, vân gỗ đẹp, có thể dùng như đồ trang trong nhà. 
 
Ưu điểm của gỗ mun: 
  • Tuổi thọ cao, độ bền lâu dài theo thời gian 
  • Vân gỗ độc đáo ít bị "đụng" hàng 
  • Ít cong vênh, vết chân chim 
  • Chất lượng âm thanh phát ra to, rõ và có độ vang lớn 
Nhược điểm của gỗ mun: 
  • Giá thành cao, từ 50-60 triệu đồng/1kg, thuộc dạng gỗ quý hiếm 
  • Màu sắc không đa dạng 

Gỗ mun có tính thẩm mỹ cao

2.3. Gỗ công nghiệp (MDF) 

Gỗ MDF là loại gỗ vân sợi, được ép bằng công nghệ đặc biệt và được sử dụng phổ biến trong các loại loa hiện nay. Gỗ có cấu trúc đặc, dày, có 2 loại chống ẩm và không chống ẩm nên bạn cần lưu ý khi mua. 
 
Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF: 
  • Gỗ có độ đặc, dày đồng đều giúp tạo ra âm thanh nhất quán 
  • Dễ gia công vì không có thớ như gỗ tự nhiên 
  • Có thể nhuộm màu thời trang
  • Giá thành khá rẻ, dao động từ vài trăm nghìn đồng
Nhược điểm của gỗ MDF:
  • Trọng lượng nặng, khó di chuyển xa 
  • Độ bền không cao bằng các loại gỗ khác, dễ hư hại 
  • Dễ phồng và bung góc trong môi trường ẩm 

2.4. Gỗ ván dăm 

Gỗ ván dăm hay còn gọi Okal - một loại gỗ nhân tạo được sản xuất từ gỗ rừng thông thường như keo, cao su, bạch đàn... Loại gỗ này có độ bền cao hơn so với MDF và có đa dạng chủng loại. 
 
Ưu điểm gỗ ván dăm: 
  • Thùng loa có khả năng chịu lực tốt,, không sợ móp méo hay bị vỡ 
  • Không cong vênh, chịu lực tốt 
  • Âm thanh phát ra từ loa gỗ dăm hay 
  • Chi phí phải chăng 
Nhược điểm của gỗ ván dăm: 
  • Gia công khó khăn do dễ bị mẻ
  • Tuổi thọ của ván dăm thấp hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác 

2.5. Gỗ ép/gỗ dán 

Gỗ ép (hay còn gọi là gỗ dán) là một vật liệu phổ biến được sử dụng để làm thùng loa vì những ưu điểm và khả năng chống co ngót tốt. 

Ưu điểm của gỗ ép 

  • Chống co ngót: Gỗ ép có khả năng chống co ngót cao hơn so với một số loại gỗ tự nhiên. Điều này giúp giảm nguy cơ biến dạng của thùng loa do thay đổi độ ẩm trong môi trường.
  • Đồng đều: Gỗ ép được sản xuất thông qua quá trình dán nhiều lớp gỗ với nhau, tạo ra một vật liệu đồng đều và ít chỗ trống, giúp tối ưu hóa cấu trúc thùng loa.
  • Giá trị kinh tế: Gỗ ép thường có giá thành thấp hơn so với một số loại gỗ tự nhiên, làm cho sản phẩm cuối cùng trở nên phổ biến và tiết kiệm chi phí.
  • Dễ xử lý: Gỗ ép có thể dễ dàng được cắt, khoan và gia công thành các hình dạng khác nhau, giúp quá trình sản xuất thùng loa trở nên linh hoạt và thuận tiện.

Nhược điểm của gỗ ép/dán: 

  • Chất lượng âm thanh: So với một số loại gỗ tự nhiên, gỗ ép có thể không đem lại chất âm tốt nhất. Các nhà sản xuất loa chuyên nghiệp thường lựa chọn gỗ có chất lượng cao hơn để đảm bảo hiệu suất âm thanh tốt nhất.
  • Độ bền: Mặc dù gỗ ép có khả năng chống co ngót tốt, nhưng nó có thể không có độ bền cao như một số loại gỗ tự nhiên, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt hoặc khắc nghiệt.
  • Mặt ngoại hình: Gỗ ép thường cần được phủ lớp vật liệu bảo vệ bề mặt và tạo nên vẻ ngoại hình bắt mắt. Việc này có thể làm mất đi vẻ tự nhiên và đẹp mắt của gỗ tự nhiên.
  • Khả năng tái chế: Trong một số trường hợp, gỗ ép có thể khó tái chế hơn so với gỗ tự nhiên, gây ra vấn đề về môi trường và tái chế sau khi sử dụng.

Gỗ ép là một vật liệu phổ biến được sử dụng để làm thùng loa

Trên đây là 5 loại dùng để đóng vỏ thùng loa bằng gỗ phổ biến nhất. Việc sử dụng chất liệu này sẽ mang đến trải nghiệm âm thanh tuyệt vời, đồng thời biến loa thùng trở thành một món đồ trang trí đẹp mắt và sang trọng. Nếu cần mua sắm các thiết bị âm thanh, quý khách hàng vui lòng liên hệ TechSound Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn chi tiết! 

Bài viết liên quan:

CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM

Hotline: 0942979696 / 0933469555

Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Website: www.techsound.vn 

Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound 

Zalo: http://ldp.to/zalotechsound 

Facebook: http://ldp.to/fbtechsound

 Tags:
Viết bình luận của bạn