Ngôn ngữ
English Vietnamese
DANH MỤC SẢN PHẨM

Tư vấn lắp đặt âm thanh phòng họp từ A-Z

Tinh
Th 2 06/05/2024

Trong các doanh nghiệp, phòng họp là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc họp quan trọng. Vì vậy, bạn nên thiết kế hệ thống âm thanh chắc chắn để đảm bảo thông tin truyền đạt đến tất cả thành viên đều rõ ràng. Hãy cùng Tech Sound Việt Nam tìm hiểu cách lắp đặt âm thanh phòng họp từ A-Z qua bài viết dưới đây. 

1. Hệ thống âm thanh phòng họp là gì? 

Các buổi hội thảo và hội nghị thường được trang bị một hệ thống âm thanh chuyên dụng, được thiết kế và cài đặt để phục vụ cho các tổ chức như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, ủy ban nhân dân, trường học và các tổ chức xã hội khác. Đây được coi là những sự kiện quan trọng. Do đó, các tổ chức và đơn vị ngày càng đầu tư nhiều vào cả chất lượng và thiết kế thẩm mỹ của hệ thống âm thanh.

Hệ thống âm thanh cho hội thảo và hội nghị bao gồm nhiều thiết bị khác nhau như micro, ampli, loa, bộ điều khiển trung tâm, hệ thống phiên dịch, hệ thống bỏ phiếu, và một số thiết bị điện tử khác. Các thiết bị này được kết nối với nhau để tạo ra một dàn âm thanh, giúp việc trao đổi thông tin giữa người diễn thuyết và các thành viên tham dự diễn ra một cách dễ dàng và thuận tiện.

thiet ke am thanh phong hop 1

>>> Xem thêm: Cập nhật xu hướng thiết kế âm thanh hội trường, phòng họp 2024

2. Tại sao phải thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp?

Để nâng cao hiệu suất truyền đạt thông tin và đảm bảo chất lượng truyền tải thông tin cho các thành viên trong phòng họp, việc thiết kế hệ thống âm thanh cho các buổi hội thảo và hội nghị được coi trọng.

Một số lợi ích của việc lắp đặt hệ thống âm thanh phòng họp bao gồm:

  • Âm thanh trong buổi hội thảo và hội nghị diễn ra thuận lợi, góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp và tận tâm của ban tổ chức.
  • Tạo ra một hệ thống âm thanh có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với không gian nội thất của phòng họp.
  • Âm thanh giúp tương tác giữa người nói và người nghe dễ dàng hơn, tránh được tình trạng "nghe không rõ" gây mất thông tin.
  • Âm thanh không chất lượng có thể gây cảm giác đau đầu và không thoải mái cho người nghe, trong khi hệ thống âm thanh tốt mang lại sự tiện nghi và thoải mái, đồng thời thu hút sự chú ý của người tham dự hội thảo và hội nghị, từ đó đóng góp vào thành công của sự kiện quan trọng này.

3. Cách thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp

3.1. Về phần vách

Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống có thể sử dụng hệ thống trần thạch cao. Trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí và quan trọng là phải kín không có khe hở trên trần. 

Khi lắp đèn âm trần, bạn cần chú ý đến các khe hở và chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên xử lý các mối nối và khe hở, đảm bảo cách âm được hiệu quả.

3.2. Về trần nhà

Để cách âm, bạn có thể sử dụng các vật liệu như cao su non, bông thủy tinh, bông khoáng, túi khí hay tấm xốp cách âm, để lót giữa hai bức thạch cao có khung xương đỡ hoặc giữa một bức thạch cao và một bức tường. Một phương án khác là thay thế bức vách thạch cao bằng gỗ tiêu âm hoặc gỗ tán âm.

thiet ke am thanh phong hop 2

3.3. Về hệ thống cửa

Khi thiết kế hệ thống cửa, bạn cần chú ý xử lý các khe hở, đảm bảo âm thanh không bị lọt ra ngoài. Thông thường, người dùng có thể sử dụng các dải cao su non, silicon để chống rò rỉ âm thanh. 

Các bài viết liên quan:

 Tags:
Viết bình luận của bạn