Lắp đặt dàn karaoke gia đình cần lưu ý điều gì?
Tinh
Th 3 05/12/2023
Việc lắp đặt dàn karaoke gia đình đúng cách, chuyên nghiệp giúp bạn có được những giây phút ca hát cùng bạn bè, người thân thoải mái nhất, tự tin thể hiện bài hát. Vậy khi lắp đặt dàn karaoke trong gia đình, bạn cần lưu ý điều gì? Cùng Tech Sound tìm hiểu câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
1. Bố trí các thiết bị trong dàn karaoke gia đình
Khi lắp đặt dàn karaoke gia đình, bạn cần chú ý đến cách bố trí các thiết bị trong dàn âm thanh để chúng có thể hoạt động đạt hiệu quả cao, đồng thời không bị hút rít và tránh chập cháy điện. Cụ thể:
- Hai loa karaoke phải đặt cách nhau từ 2.5 - 3m. Khoảng cách từ đáy loa đến mặt sàn cũng tương tự như vậy. Bên cạnh đó, bạn nên đặt loa vào góc tường, cách tường khoảng 50cm và nghiêng xuống dưới khoảng 15 độ.
- Đấu cực âm và cực dương của loa trùng với cực âm và cực dương của amply bởi nếu đặt sai thì âm thanh phát ra không có âm bass
- Bố trí đầu hát karaoke và amply ở vị trí thoáng, không đặt trong tủ kín để thiết bị không bị nóng, dễ tản nhiệt và tăng tuổi thọ.
- Bố trí loa siêu trầm ở giữa 2 loa karaoke, đặt trên một tấm lót dưới sàn nhà để loa có thể lấy tín hiệu và truyền âm thanh tốt nhất.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua dàn karaoke gia đình bạn nên biết
2. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lắp đặt dàn karaoke gia đình
Bất kể thiết bị âm thanh nào cũng được nhà sản xuất thiết kế bản hướng dẫn sử dụng để bạn biết cách ghép nối và sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, bạn nên đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng này để quá trình lắp đặt dàn karaoke gia đình diễn ra suôn sẻ. Điều này giúp bạn biết sản phẩm của mình có thể ghép nối với thiết bị nào, không ghép nối với thiết bị nào, sử dụng thiết bị trong điều kiện như thế nào…
3. Tránh hiện tượng cộng hưởng âm khi lắp đặt dàn karaoke gia đình
Việc lắp đặt dàn karaoke sai cách khiến cho âm thanh bị cộng hưởng với những chiếc loa khác trong hệ thống, làm nhiễu âm thanh, thậm chí không phát ra âm. Để tránh tình trạng này, bạn nên đặt loa song song với tường và tạo thành góc khoảng 15 độ là hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, mặt loa nên hướng vào vị trí ngồi để tạo thành hình tam giác một góc 15 độ. Nếu dàn karaoke có nhiều âm bass, bạn nên tăng số đo góc này lên 20 độ để tránh tình trạng dội bass.
Sau khi lắp đặt xong, bạn có thể kiểm tra hiện tượng cộng hưởng âm bằng cách vỗ tay vào micro. Nếu tiếng vỗ tay kéo dài thì dàn karaoke của bạn đang bị cộng hưởng. Lúc đó, bạn cần tiếp tục điều chỉnh vị trí ngồi và vị trí đặt loa karaoke cho đến khi hết cộng hưởng.
4. Bố trí dây kết nối gọn gàng
Dây kết nối giúp bạn dễ dàng ghép nối các thiết bị trong dàn karaoke lại với nhau, từ đó nâng cao trải nghiệm âm thanh. Khi ghép nối, bạn nên sử dụng dây nối có chiều dài hợp lý, tránh dây quá dài, vừa mất thẩm mỹ, vừa gây cản trở không gian, vướng víu.
5. Điều chỉnh amply khi lắp đặt dàn karaoke gia đình
Để có được âm thanh hay nhất, bạn có thể điều chỉnh amply. Cụ thể, nếu giọng hát quá nặng, bạn hãy tăng nút mid. Trong trường hợp âm thanh quá mỏng, bạn hãy tăng nút low trên đường echo tổng và nút echo trên đường mic. Và nếu âm thanh bị nhuyễn, bạn hãy tăng nhẹ nút Hi trên đường echo tổng và đường micro.
Khi nhận thấy có tiếng hú phát ra từ dàn karaoke, bạn nên giảm nút echo trên đường micro hoặc nút vol trên đường micro. Nếu bạn đã điều chỉnh amply như trên nhưng vẫn không có được âm thanh hoàn hảo thì hãy căn chỉnh lại vị trí đặt loa, điểm tiêu âm và cộng hưởng dội âm.
Trên đây là một số cách giúp bạn lắp đặt dàn karaoke gia đình hợp lý, cho ra âm thanh hoàn hảo nhất. Nếu đang quan tâm hoặc muốn mua thiết bị âm thanh, bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ Tech Sound Việt Nam để được tư vấn và mua với giá hợp lý nhất.
Bài viết liên quan
CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM
Hotline: 0942979696 / 0933469555
Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Website: www.techsound.vn
Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound
Zalo: http://ldp.to/zalotechsound
Facebook: http://ldp.to/fbtechsound