Ngôn ngữ
English Vietnamese
DANH MỤC SẢN PHẨM

Hướng dẫn cách quấn biến áp nguồn amply

Tinh
CN 02/06/2024

Biến áp nguồn xung là một linh kiện được cấu tạo từ cuộn dây quấn trên lõi từ. Nếu chưa biết cách quấn biến áp nguồn amply, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tech Sound Việt Nam. 

1. Biến áp nguồn amply là gì?

1.1. Nguồn xung

Nguồn xung có chức năng chính là biến đổi nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện một chiều trong các thiết bị điện tử, sử dụng phương pháp xung và mạch điện tử kết hợp với biến áp xung để thực hiện nhiệm vụ này.

Nguồn xung được sử dụng như một giải pháp tối ưu, thay thế các nguồn tuyến tính cổ điển vốn cồng kềnh và tốn kém. Hiện nay, nguồn xung được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử và gia dụng như bếp từ, lò vi sóng,...

Mạch nguồn xung là một hệ thống điện tử gồm nhiều linh kiện đảm bảo cho nguồn xung hoạt động hiệu quả. Cấu tạo chính của nguồn xung gồm:

Biến áp xung: Linh kiện quan trọng nhất trong mạch, có cấu tạo giống các biến áp thông thường với các cuộn dây có lõi từ, nhưng sử dụng lõi ferit thay vì lõi thép kỹ thuật điện. Điều này giúp biến áp xung hoạt động với công suất cao và ổn định ở dải tần số cao.

Cầu chì: Bảo vệ mạch điện, giúp ổn định và bảo vệ mạch nguồn khỏi các sự cố.

Cuộn chống nhiễu, tụ lọc sơ cấp, diode chỉnh lưu: Biến đổi điện áp và dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Sò công suất trong mạch hoạt động như một công tắc chuyển mạch, đảm nhận nhiệm vụ đóng mở điện từ cực dương của tụ lọc sơ cấp đến cuộn dây sơ cấp của biến áp xung.

Tụ lọc nguồn thứ cấp: Tích trữ năng lượng điện từ cuộn thứ cấp của biến áp và truyền tới tải để tiêu thụ. Khi dòng điện từ cuộn sơ cấp của biến áp bị sò công suất cắt điện, từ trường biến thiên sẽ tạo ra một dòng điện áp ở cuộn thứ cấp. Sau khi qua chỉnh lưu bởi các diode, điện áp sẽ được dẫn đến tụ lọc thứ cấp để ổn định lại.

cach quan bien ap nguon 1

>>> Xem thêm: Cổng Coaxial là gì? Có công dụng gì không?

1.2. Nguồn biến áp

Nguồn biến áp là thiết bị điện dùng để chuyển năng lượng giữa hai hoặc nhiều mạch thông qua cảm ứng điện từ. 

Cảm ứng điện từ này tạo ra một lực điện trong dây dẫn khi dây tiếp xúc với từ trường biến đổi theo thời gian. Nguồn biến áp thường được sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều trong các ứng dụng liên quan đến năng lượng điện.

Ưu điểm:

  • Hiệu suất làm việc cao và giá thành sản phẩm phù hợp với đa số người sử dụng.
  • Dải điện áp sơ cấp rộng, cho phép lấy được nhiều mức điện áp một cách dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Độ an toàn không cao, dễ xảy ra sự cố.
  • Khó sửa chữa do thiết kế phức tạp, linh kiện thay thế ít và dễ bị nhiễu.

cach quan bien ap nguon 2

2. Cách quấn biến áp nguồn amply

2.1. Xác định CS của amply 

Trước hết, chúng ta cần biết công suất (CS) tổng của ampli là bao nhiêu watt (W). Điều này là do chúng ta xác định. 

Ví dụ, nếu sử dụng loa 2 ohm (tức là 4 thùng loa 8 ohm mắc song song), công suất loa là 2000W (tức mỗi loa là 500W). Như vậy, bạn đã biết hai thông số: 2 ohm và 2000W.

Để đạt được 2000W trên loa 2 ohm, bạn cần điện áp (điện áp tín hiệu hình sin) là khoảng 63V (dùng công thức U = P x R rồi rút căn). Để trừ hao mất mát (do sò, dây dẫn,...), ta chọn điện áp cao hơn, như 65V, 68V hoặc 70V.

Điện áp trên loa được cung cấp bởi cuộn thứ cấp của biến áp. Bạn cần quấn cuộn thứ cấp với điện áp là 65V x 2 (mạch công suất thông thường) hoặc 130V đơn (mạch PV2000). Vậy, biến áp sẽ có đầu vào là 220V và đầu ra là 65V x 2, với công suất 2200W (trừ hao). Đây là tính cho một kênh.

Biết công suất của biến áp là 2200W, bạn tính "tiết diện" (S) của lõi sắt. Tiết diện S được đo bằng cách đo chiều rộng phần giữa chữ E, gọi là a, và xếp chữ E cao lên, đo bề dày, gọi là b. S = a x b, tính ra cm vuông. Dùng công thức S = 1,2 x √P (cm vuông). P là 2200W, rút căn là 47. Nhân cho 1,2 là 56 cm vuông.

Lõi sắt chúng ta mua (nhiều chữ E và I) sẽ có tiết diện 56cm vuông. Ví dụ, chiều rộng giữa của chữ E là 5 cm. Chúng ta xếp chữ E cao lên 11 cm. Lấy 5 x 11 sẽ ra 55 cm vuông. Tuy nhiên, do chữ E có lớp sơn, nên ta cần xếp cao lên 12 cm. Chú ý, nên chọn a < b < 2a cho hợp lý. Đo tính bằng cm (hãy mua cây thước để đo).

2.2. Bước 2 - Tính số vòng trên 1v

Sau khi biết tiết diện S của lõi sắt, chúng ta sẽ tính số vòng trên 1V.

Dùng công thức 45 chia cho S để tính số vòng trên 1V (với sắt tốt thì lấy 38, sắt kém thì lấy 50, v.v...).

Nếu S là 56 cm vuông, ta lấy 45 chia cho 56, kết quả là 0.8 vòng trên 1V.

Cuộn sơ cấp 220V thì ta quấn 220 x 0.8 = 176 vòng.

Cuộn 65V x 2, ta tính là 130V, thì quấn 130 x 0.8 = 104 vòng. 104 vòng này sẽ có điểm giữa tại 52 vòng.

2.3. Tính cỡ dây 

Muốn tính cỡ dây, trước hết ta phải biết dòng điện chạy qua. Lấy 2200W chia cho cuộn 220V ta được 10A. Lấy 2200W chia cho 130V ta được 17A.

Như vậy, cuộn 220V có dòng 10A và cuộn 130V có dòng 17A.

Từ số liệu ampere, ta tính ra cỡ dây (mm). Có nhiều cách tính, đơn giản nhất là dùng công thức d = 0,7 x căn I (mm).

Dòng 10A, rút căn là 3,16. Nhân với 0,7 ra dây 2,2 mm.
Dòng 17A, rút căn là 4,12. Nhân với 0,7 ra dây 2,9 mm.

Tuy nhiên, ta có thể chọn các số nhỏ hơn. Nguyên nhân bởi ampli xử lý âm bass, treble, mid,... Nếu tính cho đánh sub (20Hz) thì cần chính xác, còn tính cho full thì dễ chịu hơn.

Sau khi tính toán xong, nếu mua đồ về quấn, chi phí có thể lên đến một hai triệu... khá tốn kém!

Khi tính toán đúng, transfor sẽ hoạt động bền bỉ, hát lớn mà điện áp không giảm, âm thanh không bị rè.

Qua cách tính toán quấn transfor, ta thấy khi ai đó nói cục transfo 10A, 15A, 20A, 25A,... thì rất khó hiểu nó là gì. Tóm lại, khi nói về transfor, ta phải nói là bao nhiêu VA (tức W). 

Bài viết liên quan

CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM

Hotline: 0942979696 / 0933469555

Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Website: www.techsound.vn

Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound

Zalo: http://ldp.to/zalotechsound

Facebook: http://ldp.to/fbtechsound

 Tags:
Viết bình luận của bạn