Hướng dẫn cách đấu dây loa âm trần chuẩn xác
Tinh
Th 5 11/07/2024
Trong một hệ thống âm thanh, dây loa âm trần đóng vai trò là cầu nối không thể thiếu giữa các thiết bị loa và amply. Chúng có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu âm thanh một cách trung thực và ổn định. Vậy làm thế nào để lựa chọn dây loa chất lượng? Và phương pháp đấu nối ra sao? Hãy cùng Tech Sound Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Dây loa âm trần là gì?
Dây loa âm trần là một loại dây tín hiệu chuyên dụng dùng để kết nối và truyền dẫn tín hiệu âm thanh giữa các thiết bị trong hệ thống âm thanh. Tương tự như dây điện dẫn điện, dây loa âm trần sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn truyền tín hiệu. Tuy nhiên, điểm nổi bật của loại dây này là khả năng truyền tải tín hiệu đi xa với sự suy hao tối thiểu trên đường dẫn.
2. Cấu trúc của một sợi dây loa áp trần
Một sợi dây loa dùng cho hệ thống âm thanh trần thường bao gồm 2 thành phần chính: vỏ và lõi.
2.1. Lớp vỏ bảo vệ
Vỏ của dây loa âm trần thường được chế tạo từ các vật liệu như nhựa PVC, Plastic,... Chúng có tác dụng cách điện và bảo vệ phần lõi dây bên trong. Một sợi dây loa tốt cần có lớp vỏ chất lượng, đảm bảo khả năng chống chập cháy và độ bền cao.
2.2. Lõi dây
Lõi chính là bộ phận quan trọng nhất của dây loa âm trần vì nó chịu trách nhiệm truyền dẫn tín hiệu âm thanh. Các vật liệu thường được sử dụng để làm lõi dây bao gồm: đồng, nhôm và hợp kim. Trong đó, lõi đồng được đánh giá là tốt nhất.
Ngoài ra, những loại dây loa âm trần cao cấp còn được trang bị thêm lớp bọc chống nhiễu nằm giữa lớp vỏ và lõi dây.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý loa bị nhỏ tiếng nhanh
3. Phân loại dây loa âm trần
Có nhiều cách để phân loại dây loa âm trần. Cụ thể:
3.1. Dựa theo chất liệu lõi dây
Căn cứ vào vật liệu làm lõi, ta có 3 loại dây loa chính:
- Dây lõi nhôm: Sử dụng nhôm làm lõi dây. Loại này có nhược điểm dễ đứt, truyền tín hiệu kém, suy hao nhiều, không thích hợp để kéo xa hay sử dụng ngoài trời. Do đó, ít dàn âm thanh áp dụng dây lõi nhôm, tuy nhiên ưu điểm của nó là giá thành rẻ.
- Dây mạ lõi kẽm: Việc sử dụng lõi này giúp giảm thiểu nhiễu và suy hao trên đường truyền, nên được ứng dụng khá phổ biến. Giá thành của chúng rẻ hơn so với dây lõi đồng.
- Dây lõi đồng: Được sản xuất từ đồng nguyên chất 100%, mang lại khả năng truyền tín hiệu vượt trội so với 2 loại còn lại. Tuy vậy, giá thành của chúng khá cao, đặc biệt nếu sử dụng cho các hệ thống âm thanh lớn, cần nhiều dây sẽ tốn kha khá chi phí.
Trong 3 loại trên, dây lõi đồng được xem là lựa chọn tốt nhất. Nếu áp dụng chúng cho các hệ thống âm thanh thông báo, công cộng hay nghe nhạc gia đình, tuổi thọ của chúng có thể lên đến 20 năm.
3.2. Dựa theo xuất xứ
Dựa vào nguồn gốc xuất xứ, dây loa được chia làm 3 loại:
- Dây loa âm trần của Việt Nam: Là loại được sản xuất trong nước, chất lượng đạt chuẩn, bền, giá cả phải chăng. Vì vậy, chúng được lựa chọn cho nhiều dự án.
- Dây loa nhập khẩu cao cấp: Xét về chất lượng thì đây là loại tốt nhất với nhiều tính năng như chống nhiễu, đứt, ít suy hao, cho âm thanh sống động, trong trẻo,... Tuy nhiên mức giá của chúng khá cao, có thể lên đến vài trăm thậm chí vài triệu đồng/mét nên không được sử dụng rộng rãi.
- Dây Trung Quốc giá rẻ: Giá của loại này rẻ nhất, khoảng vài nghìn đồng/mét. Nhưng nhược điểm là chóng hỏng, truyền tín hiệu không ổn định, rủi ro cao.
4. Tiêu chí đánh giá một sợi dây loa âm trần chất lượng
Một sợi dây loa âm trần chất lượng cần đáp ứng các yêu cầu như:
- Vỏ bọc làm từ chất liệu tốt, mềm, dẻo, chịu được gãy gập
- Vỏ dây có khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện thời tiết như nắng, mưa, ẩm ướt,...
- Lõi dây phải là đồng nguyên
- Tín hiệu âm thanh truyền đi nguyên bản, ít bị suy hao
- Có lớp bọc chống nhiễu, chống đứt giúp tín hiệu luôn trong và sạch
- Khả năng chống chập cháy, hạn chế rủi ro tiềm ẩn
- Độ bền cao, truyền tín hiệu âm thanh ổn định
- Là sản phẩm của các thương hiệu uy tín trên thị trường
5. Những lợi ích khi sử dụng dây loa âm trần chất lượng
Việc lựa chọn dây loa chất lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
- Tín hiệu âm thanh truyền đi trọn vẹn, ít suy hao, tránh tình trạng âm thanh bị méo mó, nhiễu sóng
- Tiết kiệm chi phí do không phải thay thế thường xuyên như khi dùng dây kém chất lượng
- Hạn chế nguy cơ xảy ra các sự cố chập điện, đảm bảo an toàn
- Các thiết bị trong hệ thống âm thanh hoạt động bền bỉ, ổn định
6. Các bước đấu dây loa âm trần
Để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất, việc đấu nối dây loa đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là các bước cơ bản:
6.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước tiên, hãy chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết như: kìm tuốt dây, kìm cắt, băng keo cách điện, bút đánh dấu,...
6.2. Bước 2: Xác định khoảng cách và lựa chọn dây phù hợp
Tính toán kỹ khoảng cách từ amply đến từng loa. Dựa vào đó để chọn loại dây loa âm trần có chiều dài và tiết diện phù hợp. Dây có tiết diện càng lớn thì khả năng truyền tải càng tốt.
6.3. Bước 3: Tuốt và nối dây
Dùng kìm tuốt lớp vỏ cách điện để lộ phần lõi đồng. Nối chính xác dây dương (+) với cực dương và dây âm (-) với cực âm. Có thể dùng băng keo cách điện để bọc kỹ các mối nối.
6.4. Bước 4: Test thử và hoàn thiện
Sau khi hoàn tất, kiểm tra lại toàn bộ các mối nối, đảm bảo tiếp xúc tốt, không bị đứt hoặc chập. Cuối cùng, thử lại hệ thống bằng các bài test để chắc chắn chất lượng âm thanh đạt yêu cầu.
Bằng việc chọn đúng loại dây loa âm trần và tuân thủ quy trình đấu nối, bạn có thể xây dựng được một hệ thống âm thanh chất lượng cao, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người nghe.
Bài viết liên quan
- Cục đẩy công suất 2 kênh và cục đẩy công suất 4 kênh là gì? Nên mua loại nào?
- Có nên dùng cục đẩy công suất thay thế amply cho dàn karaoke không?
CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM
Hotline: 0942979696 / 0933469555
Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Website: www.techsound.vn
Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound
Zalo: http://ldp.to/zalotechsound
Facebook: http://ldp.to/fbtechsound
Tiktok: http://ldp.ink/tiktoktechsound