Công thức tính trở kháng loa là gì?
Tinh
Th 4 06/09/2023
Trở kháng loa là gì? Cách tính trở kháng như thế nào? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về trở kháng loa. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tech Sound Việt Nam để tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.
1. Trở kháng loa là gì?
Khái niệm trở kháng loa là gì chắc hẳn không còn xa lạ gì với người yêu âm thanh. Đây là một trong những thông số kỹ thuật loa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke với amply. Đơn vị tính trở kháng loa là Ohm, kí hiệu là Ω. Bên cạnh đó, việc nắm được trở kháng loa là gì sẽ giúp bạn biết cách lựa chọn thiết bị kết nối cùng loa trong hệ thống âm thanh.
>>> Giải đáp loa âm trần có hát karaoke được không?
2. Công thức tính trở kháng loa
Tùy theo cách kết nối mạch điện, công thức tính trở kháng loa sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với mạch nối tiếp
Trở kháng tổng bằng tổng các trở kháng con. Công thức tính như sau:
Z = Z1 + Z2 + Z3 + ….+ Zn
- Đối với mạch song song
Nghịch đảo trở kháng tổng bằng tổng các nghịch đảo của trở kháng con. Công thức tính như sau:
1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 + 1/Z3 + ….+ 1/Zn
Các dòng loa trên thị trường hiện nay có độ trở kháng phổ biến là 4Ω, 6Ω hoặc 8Ω. Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể đấu nối loa theo dạng song song, nối tiếp hoặc kết hợp cả 2 tùy thích.
3. Ý nghĩa của trở kháng đến chất lượng của loa
3.1 Ghép nối loa có trở kháng cao
Các dòng loa trở kháng cao thường được sử dụng trong những hệ thống âm thanh lớn, trong không gian rộng lớn và đòi hỏi lượng dây dẫn lớn. Với những không gian như vậy, việc sử dụng loa trở kháng thấp sẽ gây ra tình trạng thất thoát năng lượng, hệ thống sẽ không thể hoạt động bình thường được. Vì vậy, người dùng thường lắp đặt những chiếc loa có độ trở kháng cao.
Để sử dụng loa trở kháng cao, thiết bị cần có biến áp đi kèm. Chính vì vậy, bạn có thể điều chỉnh công suất loa sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, với kết nối trở kháng cao, cách mắc loa song song sẽ phù hợp với thiết kế tổng loa đầu vào nhỏ hơn công suất ra của tăng âm.
3.2 Ghép nối loa có trở kháng thấp
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các dòng loa trở kháng thấp trong cuộc sống hằng ngày như dàn karaoke gia đình, tiệc cưới, hội trường… Độ trở kháng của các dòng loa này thường là 8Ω, 12Ω hoặc 16Ω.
Khi sử dụng loa trở kháng thấp, bạn cần thiết kế sao cho tổng trở kháng ra của amply thấp hơn trở kháng vào của loa. Trong trường hợp trở kháng loa thấp hơn trở kháng amply, hệ thống âm thanh sẽ hoạt động không ổn định, amply không thể thực hiện đúng chức năng của nó.
Bên cạnh đó, người dùng chỉ có thể kết nối loa trở kháng thấp có công suất cao nhưng phải được đặt gần nhau để thiết bị hoạt động bình thường (nhỏ hơn 10m). Nếu đặt ở khoảng cách quá lớn, dây dẫn sẽ dễ bị nóng lên, không cung cấp đủ công suất cần thiết cho loa hoạt động.
4. Sự ảnh hưởng của trở kháng đến việc ghép nối amply
Amply của bạn sẽ bị quá tải, thậm chí là hư hỏng, cháy nếu trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply. Dù bạn đã đảm bảo điều kiện ghép nối được an toàn là công suất trung bình của loa bé hơn công suất amply.
Có thể thấy, công thức tính trở kháng loa không cố định, thay đổi tùy thuộc vào cách mạch điện. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ để tính toán chính xác. Trên đây là những thông tin chi tiết nhằm giúp bạn giải đáp câu hỏi "trở kháng loa là gì?" cũng như cách tính thông số kỹ thuật này. Nếu cần tư vấn chi tiết, đừng ngần ngại và hãy liên hệ ngay với Tech Sound Việt Nam để được hướng dẫn nhanh nhất.
Bài viết liên quan
CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM
Hotline: 0942979696 / 0933469555
Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 khu ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Website: www.techsound.vn
Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound
Zalo: http://ldp.to/zalotechsound
Facebook: http://ldp.to/fbtechsound