Có nên sửa màng loa bị rách không?
Tinh
Th 2 17/06/2024
Màng loa đóng vai trò quan trọng trong của loa. Sau một thời gian sử dụng, màng loa có bị rách. Điều này khiến quá trình xử lý âm thanh bị ảnh hưởng. Vậy màng loa bị rách có nên sửa không? Bài viết dưới đây của Tech Sound Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
1. Màng loa là gì?
Màng loa hay còn gọi là màng loa bass, màng rung hoặc cone (nón loa). Đây là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của loa. Nó thường được làm từ các chất liệu như giấy, nhựa, kim loại hoặc sợi tổng hợp. Màng loa được gắn vào khung loa và có nhiệm vụ di chuyển để tạo ra sóng âm thanh.
Các vai trò của màng loa bao gồm:
- Tạo ra âm thanh: Màng loa chuyển động qua lại nhờ lực tác động từ cuộn dây loa (voice coil) khi có dòng điện đi qua. Sự chuyển động này làm nén và giãn không khí xung quanh, tạo ra sóng âm thanh mà tai người có thể nghe được.
- Định hình chất lượng âm thanh: Chất liệu và thiết kế của màng loa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh. Màng loa được làm từ giấy thường cho âm thanh ấm áp và tự nhiên, trong khi màng loa làm từ kim loại có thể cho âm thanh sắc nét và chi tiết hơn.
- Đáp ứng tần số: Màng loa cũng quyết định đến khả năng tái tạo các dải tần âm thanh khác nhau. Ví dụ, màng loa bass thường lớn hơn và nặng hơn để tái tạo các tần số thấp, trong khi màng loa treble nhỏ và nhẹ hơn để tái tạo các tần số cao.
- Độ bền và độ linh hoạt: Màng loa cần phải đủ linh hoạt để có thể rung động tự do nhưng cũng phải đủ bền để chịu được các lực tác động mà không bị biến dạng hay hư hỏng.
>>> Xem thêm: Coil loa là gì? Nguyên lý hoạt động như thế nào?
2. Màng loa làm từ chất liệu gì?
Màng loa có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, mỗi loại đều có đặc điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của nhà sản xuất. Một số chất liệu thường được sử dụng để làm màng loa bao gồm:
- Kim loại
Các kim loại như Titanium, Aluminum thường được sử dụng để làm màng loa. Màng loa kim loại mang đến chất âm trầm thấp và ấm áp, đồng thời có độ bền cao, thường được dùng trong các dòng loa công suất lớn.
- Giấy
Dù là chất liệu có giá thành tương đối rẻ nhưng màng loa làm từ giấy vẫn có thể mang đến chất âm trong trẻo, trung thực và bắt tai. Đồng thời, đây cũng là loại màng loa được sử dụng phổ biến trong các dòng loa hiện nay trên thị trường.
- Gốm, nhựa
Màng loa gốm và màng loa nhựa có đặc điểm khá tương đồng, đó là độ bền cao, tản nhiệt tốt và thường được dùng trong các dòng loa công suất lớn. Hai loại chất liệu này có giá thành tương đối thấp và chất lượng âm thanh tạo ra thường được đánh giá ở mức khá.
- Gỗ
Nhiều người dùng ưa chuộng các dòng loa có màng loa làm từ gỗ vì chất liệu này giúp thiết bị tạo ra âm thanh rõ ràng, sống động và có tốc độ truyền nhanh chóng.
3. Dấu hiệu nhận biết màng loa bị rách
Trên thực tế, dù được làm từ chất liệu gì, màng loa vẫn có thể bị rách do quá trình sử dụng hoặc va đập. Bạn có thể nhận biết màng loa bị rách thông qua các dấu hiệu sau:
- Màng loa và gân loa bị tách rời.
- Màng loa xuất hiện các vết rách, nứt.
- Âm thanh nhỏ hơn bình thường ở cùng một mức âm lượng.
- Âm bị méo tiếng hoặc phát ra những tiếng lạ.
4. Có nên sửa màng loa bị rách không?
Việc sử dụng thiết bị có màng loa bị rách không chỉ làm biến dạng âm thanh mà còn có thể gây hư hỏng nghiêm trọng hơn cho loa, thậm chí loa có thể không phát ra âm thanh nữa. Vì vậy, việc sửa chữa màng loa bị rách là hoàn toàn cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý rằng, việc sửa chữa màng loa có thể làm thay đổi chất lượng âm thanh phát ra (nếu bạn thay màng loa bằng màng mới làm từ chất liệu khác hoặc chất lượng màng loa cao hơn/thấp hơn màng cũ).
5. Cách sửa màng loa bị rách
Trong trường hợp màng loa cũ vẫn có thể sửa chữa và tiếp tục sử dụng, bạn có thể thực hiện các bước vá màng loa bị rách đơn giản như sau:
- Chuẩn bị keo chuyên dụng để dán màng loa cùng các vật dụng như cọ quét, khăn giấy.
- Vệ sinh bề mặt cần dán màng loa và đợi cho khô.
- Dùng cọ quét đều keo chuyên dụng lên bề mặt vừa vệ sinh, sau đó chờ từ 10 đến 15 phút để dung môi trong keo khô.
- Ép màng loa cần dán lên bề mặt đã phủ keo, dùng lực mạnh ép chặt để tăng độ bám dính.
Đây là các bước để sửa màng loa bị rách nhẹ và có thể tái sử dụng. Đối với những màng loa bị hư hỏng nặng, bạn nên thay mới để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt hơn.
Nếu không muốn tự vá màng loa tại nhà, bạn cũng có thể mang sản phẩm đến các cửa hàng sửa chữa điện máy để nhân viên chuyên môn thực hiện.
Bài viết liên quan
CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM
Hotline: 0942979696 / 0933469555
Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Website: www.techsound.vn
Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound
Zalo: http://ldp.to/zalotechsound
Facebook: http://ldp.to/fbtechsound
Tiktok: http://ldp.ink/tiktoktechsound