Có nên dùng lọc xì cho dàn âm thanh?
Tinh
CN 21/04/2024
Lọc xì là một trong những thiết bị khá phổ biến hiện nay, được lắp đặt trong hầu hết các hệ thống âm thanh từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Vậy đây là thiết bị gì? Tại sao nên dùng lọc xì trong dàn âm thanh? Hãy cùng Tech Sound Việt Nam tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của thiết bị này qua bài viết sau.
1. Lọc xì là gì?
Equalizer là tên gọi khác của bộ lọc xì. Đây là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Chức năng chính của nó là điều chỉnh các tần số âm thanh quan trọng để cải thiện chất lượng âm thanh khi tín hiệu âm thanh đi qua. Bằng cách cân bằng tín hiệu âm thanh và điều chỉnh các dải tần âm sắc như Bass, Mid và High, Equalizer giúp người dùng tạo ra trải nghiệm âm nhạc tốt nhất phù hợp với nhu cầu của mình.
Thiết bị này thường được trang bị với các nút bấm, núm vặn hoặc thanh trượt để người dùng có thể điều khiển và điều chỉnh bộ lọc âm thanh. Bằng cách cân bằng và bù trừ các tần số, Equalizer giúp tạo ra một âm thanh hoàn hảo hơn, mang lại trải nghiệm nghe nhạc tốt nhất có thể.
Trong lĩnh vực thu thanh, Equalizer có vai trò tương tự nhưng được sử dụng để cân bằng các tần số âm thanh và loại bỏ các tần số không mong muốn trong tín hiệu thu, từ đó tạo ra sản phẩm thu được có chất lượng âm thanh tốt hơn và phù hợp với mục đích sử dụng.
>>> Xem thêm: Mạch âm sắc: Phân loại và nguyên lý hoạt động
2. Phân loại lọc xì
Các loại lọc xì phổ biến hiện nay bao gồm:
- Fixed Equalizer: Đây là loại Equalizer có thiết kế đơn giản nhất với chỉ vài nút điều chỉnh, chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh nhanh chóng các tần số. Loại này thường xuất hiện trên các dàn amply hoặc trên guitar thùng.
- Graphic Equalizer: Thiết kế này sử dụng các thanh gạt để điều chỉnh các tần số âm thanh, và số lượng thanh gạt có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thiết bị cụ thể.
- Paragraphic Equalizer: Đây được xem là một dạng đặc biệt của Graphic Equalizer, cho phép điều chỉnh tần số trung tâm cho mỗi dải tần, thường được ưa chuộng trong hệ thống âm thanh diễn live và trong việc mixing trên máy tính.
- Parametric Equalizer: Loại này hiển thị tần số một cách chi tiết và cho phép nhiều tùy chỉnh đa dạng như FREQ, GAIN, Q (bandwidth), và thậm chí còn có thể tùy chỉnh các bộ lọc cho mỗi dải tần như High-Pass, Low-Pass, Peaking, Shelving, Notch Filter.
3. Lọc xì có tính năng gì?
3.1. Lọc Peaking Filter
Peaking Filter là loại bộ lọc có chức năng tinh chỉnh tần số một cách chi tiết và chính xác tại một điểm cụ thể, gọi là điểm đỉnh, giúp giảm hoặc tăng cường tín hiệu âm thanh ở khu vực này mà ít ảnh hưởng đến các tần số xung quanh.
Phạm vi tác động của Peaking Filter khá hẹp và thường được sử dụng để xử lý chính xác các tần số cụ thể như tiếng ồn, tạp âm bên ngoài. Thiết kế của bộ lọc Peaking Filter thường có 2 nút điều chỉnh: một để chọn tần số trung tâm và một nút khác để điều chỉnh tăng hoặc giảm tín hiệu.
3.2. Lọc Band Pass Filter, Notch Filter
Band Pass Filter là một biến thể đặc biệt của Peaking Filter, được sử dụng để tăng cường các tần số trong một phạm vi rộng hơn (do tính chất can thiệp không phải dạng đỉnh như Peaking Filter). Cũng như Peaking Filter, Band Pass Filter giúp lọc ra các tần số cụ thể để tăng cường.
Notch Filter được thiết kế và hoạt động tương tự như Band Pass Filter, nhưng chủ yếu được sử dụng để loại bỏ hoặc giảm tần số. Band là phạm vi cụ thể của tần số mà EQ tác động, mỗi phạm vi này được gọi là một EQ band.
3.3. Lọc High-Pass, Low-pass
Hai tính năng này thường có khả năng cắt tần từ từ và trong khoảng -6 dB trên một octave (quãng tám), -12 dB trên một octave hoặc thậm chí -18 dB trên một octave.
- High-Pass filter (còn gọi là Low-cut filter) giảm cường độ cho các tần số ở dưới một tần số chỉ định, chỉ để các tần số cao đi qua tại điểm được chọn.
- Low-pass filter (còn gọi là High-cut filter) giảm cường độ cho các tần số cao hơn một tần số chỉ định, chỉ để các tần số thấp đi qua tại điểm được chọn.
3.4. Lọc Lọc Shelving filter
Lọc Shelving filter được thiết kế để điều chỉnh đồng thời nhiều tần số xung quanh một tần số đã chỉ định, tăng hoặc giảm cường độ tín hiệu của các tần số trong một phạm vi rộng hơn trong không gian giải trí.
- Shelving Low: tất cả các tần số bên phải điểm được chọn (dải tần thấp) sẽ được tăng hoặc giảm cường độ.
- Shelving High: tất cả các tần số bên trái điểm được chọn (dải tần cao) sẽ được tăng hoặc giảm cường độ.
4. Vai trò của lọc xì trong dàn âm thanh
Lọc xì được nhiều người sử dụng, lắp đặt trong hệ thống âm thanh từ cơ bản đến chuyên nghiệp nhờ những đặc điểm vượt trội như sau:
- Để đáp ứng nhu cầu âm thanh của môi trường và người dùng, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thiết bị để phù hợp với mong muốn của mình.
- Bằng cách tinh chỉnh mức độ của các tần số, bạn có thể cải thiện chất lượng âm thanh để đạt được sự chân thực, sống động và phong phú.
- Việc tăng cường âm thanh theo ý thích trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Ngoài ra, lọc xì cũng giúp loại bỏ các tạp âm, méo tiếng và ồn động không mong muốn, tạo ra một âm thanh sạch và tinh khiết, tăng cường trải nghiệm người nghe.
Bài viết liên quan
CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM
Hotline: 0942979696 / 0933469555
Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Website: www.techsound.vn
Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound
Zalo: http://ldp.to/zalotechsound
Facebook: http://ldp.to/fbtechsound